
(1) – Ngày … tháng… năm…..: Là thời điểm lập hóa đơn
– Đối với lĩnh vực thương mại, phân phối hàng hóa: Là lúc bàn giao hàng hóa cho khách hàng
– Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ: Là lúc thu tiền của khách hàng (nếu có thu tiền trước) hoặc khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ.
– Đối với lĩnh vực xây dựng, lắp đặt: Là lúc nghiệm thu, bàn giao.
– Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù thì thời điểm lập hóa đơn được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(2) – Thông tin người mua hàng:
– Ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký thuế
– Nếu người mua không có mã số thuế thì bỏ trống
– Nếu người mua là cá nhân thì ghi: Họ tên người mua hàng, địa chỉ cư trú và mã số thuế (Nếu không có mã số thuế thì bỏ trống).
– Nếu là khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
– Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua.
(3) – Tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi bằng tiếng Việt, nếu cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Ví dụ: Điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…
– Nếu hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu: Thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa.
Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…
– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm…: Ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ…. theo hợp đồng ký kết giữa các bên.
– Đối với các dịch vụ đặc thù xuất theo kỳ phát sinh, được phép sử dụng bảng kê để liệt kê thì trên hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê và trên bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng… năm”.
(4)
– Đơn vị tính:
+ Đối với hàng hóa: Phải ghi đơn vị tính
+ Đối với dịch vụ: Ghi/Không ghi đơn vị tính đều được
+ Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
– Số lượng: Ghi số lượng hàng hóa dịch vụ
– Đơn giá: Là giá bán đã bao gồm thuế GTGT
– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm…: Thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá.
(5) – Thành tiền: = số lượng x Đơn giá
(6) – Ghi chú dòng giảm thuế GTGT theo mức quy định: Từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023 ghi: “Đã giảm ……đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”
Số tiền thuế GTGT được giảm = Số tiền đã bao gồm thuế GTGT x Tỷ lệ thuế giảm theo quy định (hiện tại giảm 20%) x Tỷ lệ thuế theo ngành nghề (Phụ lục 1 – Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC).
Ví dụ: Cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống có tỷ lệ thuế GTGT là 3% có doanh thu 10.000.000 đ thì:
=> Số thuế được giảm theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 = 10.000.000 đ x 20% x 3% = 60.000 đ.