- Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP
CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THEO CÔNG THỨC:
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết | = | ( | Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ | + | (Tổng chi phí lãi vay – Lãi tiền gửi – Lãi cho vay phát sinh trong kỳ) | + | Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ | ) | x | 30% |
=> Người nộp thuế kê khai giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
XỬ LÝ CHI PHÍ LÃI VAY KHÔNG ĐƯỢC TRỪ CÒN ĐƯỢC CHUYỂN TỪ NĂM 2020
► Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:
“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
…”
Ví dụ 1: Công ty A có số liệu phát sinh trong 2020 như sau:
Chỉ tiêu |
Năm 2020 |
Lợi nhuận thuần trước thuế |
– 296.138.248 |
Chi phí lãy vay trong kỳ |
988.190.741 |
Lãi tiền gửi nhận được |
14.420.892 |
Chi phí khấu hao |
1.126.905.140 |
Yêu cầu: Xác định chi phí lãi vay được trừ cho năm 2020 và lãi không được trừ của năm 2020 được chuyển sang các năm sau:
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ) cộng chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA) | = |
Lợi nhuận thuần trước thuế + (Chi phí lãy vay trong kỳ – Lãi tiền gửi nhận được) + Chi phí khấu hao |
||
EBITDA | = |
– 296.138.248 + (988.190.741 -14.420.892) + 1.126.905.140 |
= |
1.804.536.741 đồng |
=> Lãy vay được tính vào chi phí được trừ khi QTT-TNDN năm 2020 | = | (EBITDA) x30% = 1.804.536.741 x 30% |
= |
541.361.022 đồng |
=> Lãy vay không được trừ của năm 2020 được chuyển sang các năm tiếp sau: | = | Chi phí lãi vay trong kỳ – Lãi tiền gửi nhận được – Lãi vay được trừ (988.190.741 – 14.420.892 – 541.361.022 = 432.408.827 đồng) |
= |
432.408.827 đồng |
=> Số lãy vay không được trừ của năm 2020 = 432.408.827 đồng => Số tiền này chúng ta tạm thời đưa vào Chỉ tiêu [B7] của tờ khai QTT TNDN năm 2020 để theo dõi. Sang các năm sau nếu đủ điều kiện sẽ chuyển vào chi phí được trừ tại Chỉ tiêu [B11] trên tờ khai QTT TNDN các năm sau.
XỬ LÝ CHI PHÍ LÃI VAY KHÔNG ĐƯỢC TRỪ CÒN ĐƯỢC CHUYỂN CỦA NĂM 2019
► Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:
“4. Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP , thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo”
Ví dụ 2: Trường hợp: Tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ < (EBITDA) x30%: “Được chuyển”
Công ty B có số liệu phát sinh qua các năm như sau:
Chỉ tiêu |
Mã số |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Lợi nhuận thuần trước thuế |
01 |
50.000.000 |
60.000.000 | 100.000.000 | (600.000.000) | 200.000.000 |
Chi phí lãy vay trong kỳ |
02 |
200.000.000 |
250.000.000 | 400.000.000 | 300.000.000 | 150.000.000 |
Lãi tiền gửi nhận được |
03 |
1.000.000 |
2.000.000 |
4.000.000 |
3.000.000 |
3.000.000 |
Chi phí khấu hao |
04 |
400.000.000 |
300.000.000 | 200.000.000 | 500.000.000 |
550.000.000 |
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ) cộng chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA) |
05 = 01+(02-03)+04 |
649.000.000 |
608.000.000 | 696.000.000 | 197.000.000 |
897.000.000 |
Lãy vay được tính vào chi phí khi QTT-TNDN = (EBITDA) x30% |
06 =05×30% |
194.700.000 |
182.400.000 | 208.800.000 | 59.100.000 |
269.100.000 |
Lãy vay không được tính vào chi phí khi QTT TNDN |
07=05-06-03 |
4.300.000 |
65.600.000 | 187.200.000 | 237.900.000 |
0 |
Yêu cầu: Xác định chi phí lãi vãy được chuyển vào năm 2022:
=> Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chi phí lãi vay không được trừ của các năm 2018;2019;2020;2021: Lần lượt là 4.300.000; 65.600.000; 187.200.000; 237.900.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Công văn 2835/TCT-TTKT ngày 14 tháng 7 năm 2020 và Khoản 4 Điều 22 Nghị định 132/2020/NĐ-CP => Thì lãi vay năm 2017, năm 2018 sẽ bị loại vĩnh viễn, chỉ được chuyển chi phí lãy vay từ năm 2019.
=> Số chi phí lãi vay sẽ được chuyển sang năm 2022 tối đa không được vượt quá (EBITDA x30% – Tổng chi phí lãy vay được trừ >0): 269.100.000 – 150.000.000 = 119.100.000 đồng cụ thể như sau:
Tương tự cách chuyển lỗ khi làm tờ khai Quyết toán thuế TNDN năm
BẢNG TÍNH CHUYỂN CHI PHÍ LÃI VAY NĂM 2022 |
||||||
STT |
Năm phát sinh CP lãi vay không được trừ |
Số phát sinh |
Sỗ CP lãi vay đã chuyển
|
Số CP lãi vay được chuyển trong kỳ tính thuế này |
Số CP lãi vay còn được chuyển sang các kỳ tính thuế sau |
Ghi chú |
1 | 2017 | Loại vĩnh viễn (nếu có) | ||||
2 | 2018 | 4.300.000 | Loại vĩnh viễn | |||
3 | 2019 | 65.600.000 | 65.600.000 | 0 | Chuyển không quá 5 năm từ 2020 | |
4 | 2020 | 187.200.000 | 53.500.000 | 133.700.000 | Chuyển không quá 5 năm từ 2021 | |
5 | 2021 | 237.900.000 | 0 | 237.900.000 | Chuyển không quá 5 năm từ 2022 | |
Tổng cộng | 495.000.000 | 0 | 119.100.000 | 371.600.000 |
=> Như vậy sau khi chuyển số chi phí lãy vay 119.100.000 đồng gồm có chi phí lãi vay năm 2019: 65.600.000 đồng và năm 2020: 53.500.000 đồng thì tổng chi phí lãi vay chưa được chuyển là 371.600.000 đồng sẽ được chuyển sang các năm sau nếu các năm sau đủ điều kiện chuyển.
Ví dụ 3: Trường hợp: Tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ > (EBITDA) x30%: “Không được chuyển”
Công ty C có số liệu phát sinh qua các năm như sau:
Chỉ tiêu |
Mã số |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Lợi nhuận thuần trước thuế |
01 |
50.000.000 |
60.000.000 | 100.000.000 | (600.000.000) |
(350.000.000) |
Chi phí lãy vay trong kỳ |
02 |
200.000.000 |
250.000.000 | 400.000.000 | 300.000.000 |
150.000.000 |
Lãi tiền gửi nhận được |
03 |
1.000.000 |
2.000.000 | 4.000.000 | 3.000.000 |
3.000.000 |
Chi phí khấu hao |
04 |
400.000.000 |
300.000.000 | 200.000.000 | 500.000.000 |
550.000.000 |
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA) |
05 = 01+(02-03)+04 |
649.000.000 |
608.000.000 | 696.000.000 | 197.000.000 |
347.000.000 |
Lãy vay được tính vào chi phí khi QTT-TNDN = (EBITDA) x30% |
06 =05×30% |
194.700.000 |
182.400.000 | 208.800.000 | 59.100.000 |
104.100.000 |
Lãy vay không được tính vào chi phí khi QTT TNDN |
07=05-06-03 |
4.300.000 |
65.600.000 | 187.200.000 | 237.900.000 |
45.900.000 |
Được chuyển/Không được chuyển | Loại vĩnh viễn | Chuyển không quá 5 năm từ 2020 nếu đủ điệu kiện | Chuyển không quá 5 năm từ 2021 nếu đủ điệu kiện | Chuyển không quá 5 năm từ 2022 nếu đủ điệu kiện | Chuyển không quá 5 năm từ 2023 nếu đủ điệu kiện |
Yêu cầu: Xác định chi phí lãi vãy được chuyển vào năm 2022:
=> Qua bảng tính trong năm 2022 ta thấy rằng do “Tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ” (150.000.000) > EBITDA x30% (104.100.000): Nên công ty C không được chuyển chi phí lãy vay các năm trước sang mà phải chuyển sang các năm tiếp sau bắt đầu từ 2023 trở đi nếu các năm này đủ điều kiện chuyển (“Tức là khi tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ” < EBITDA x30%)
-
Các văn bản hướng dẫn khác có liên quan:
– Công văn 238/TCT-TTKT ngày 18/01/2024 của Tổng cục thuế – Tải công văn
– Công văn 58596/CTHN-TTHT ngày 11/08/2023 của Cục thuế Hà Nội – Tải công văn
– Công văn 4711/BTC-TCT ngày 11/05/2023 của Bộ tài chính – Tải công văn
– Công văn 1103/TCT-TTKT ngày 04/04/2023 của Tổng cục thuế – Tải công văn
– Công văn 146/BTC-TCT ngày 04/01/2023 của Bộ tài chính – Tải công văn
– Công văn 51206/CTHN-TTHT ngày 24/10/2022 của Cục thuế Hà Nội – Tải công văn
– Công văn 14938/BTC-TCT ngày 29/12/2021 của Bộ tài chính – Tải công văn
– Công văn 31449/CTHN-TTHT ngày 12/08/2021 của Cục thuế Hà Nội – Tải công văn
Xem bài viết hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết khi làm Tờ khai QTT TNDN năm