► Căn cứ điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
► Căn cứ khoản 3 điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC:
1. Chứng từ thanh toán qua qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
– Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu
– Chứng từ do tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam (nơi bên thụ hưởng mở tài khoản) gửi cho bên thụ hưởng nhằm báo Có số tiền đã nhận chuyển khoản từ tài khoản của bên trả tiền mở tại tổ chức tín dụng có liên quan.
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được xét khấu trừ, hoàn thuế GTGT phải có thông tin “số hiệu tài khoản thanh toán của người trả (hoặc chuyển) tiền
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng do ngân hàng phục vụ người xuất khẩu phải thể hiện thông tin tài khoản ngân hàng của khách hàng nước ngoài phù hợp với thông tin trên hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả phụ lục hợp đồng) đã ký giữa khách hàng nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
– Hồ sơ chứng từ thanh toán bằng phương thức L/C phải được quy định tại các điều khoản thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và khách hàng nước ngoài (bên nhập khẩu).
Công văn số: 5806/TCT-KK ngày 24/12/2014 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 874/TCT-KK ngày 12/03/2015 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 5018/TCT-KK ngày 13/12/2018 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 3352/TCT-KK ngày 22/08/2019 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 1300/TCT-KK ngày 09/04/2019 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 2662/TCT-KK ngày 29/06/2020 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 2485/TCT-DNL ngày 18/06/2020 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 1147/TCT-CS ngày 05/04/2023 của Tổng cục thuế – Tải công văn
2. Các hình thức thanh toán khác được xem là thanh toán qua ngân hàng:
2.1 Bên nhập khẩu cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài: Bên xuất khẩu phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau:
– Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
– Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm).
– Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.
– Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
– Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
2.2 Bên xuất khẩu góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài: Bên xuất khẩu phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau:
– Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
– Hợp đồng góp vốn.
– Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hóa xuất khẩu thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
2.3 Bên nhập khẩu ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán:
– Việc thanh toán theo ủy quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có)
– Thông tin tài khoản của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được ủy quyền thanh toán phải được hiển thị trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có)
Công văn số: 3352/TCT-KK ngày 22/08/2019 của Tổng cục thuế – Tải công văn
2.4 Bên nhập khẩu yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ:
– Việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có)
– Có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của bên thứ 3
– Biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3
2.5 Bên nhập khẩu ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở Việt Nam (bên thứ tư) thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba: Bên xuất khẩu phải có đủ các điều kiện, hồ sơ như sau:
– Hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có) quy định việc ủy quyền thanh toán, bù trừ công nợ giữa các bên.
– Chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng về số tiền cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu nhận được từ tài khoản của bên thứ tư.
– Bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh xuất khẩu với bên nhập khẩu, giữa bên thứ ba ở nước ngoài với bên thứ tư là tổ chức ở Việt Nam).
Công văn số: 2301/TCT-CS ngày 11/06/2018 của Tổng cục thuế – Tải công văn
2.6 Bên nhập khẩu ủy quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán:
– Việc ủy quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có)
– Thông tin tài khoản của Văn phòng đại diện tại Việt Nam được ủy quyền thanh toán phải được hiển thị trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có)
Công văn số: 3184/TCT-CS ngày 07/08/2015 của Tổng cục thuế – Tải công văn
Công văn số: 14094/BTC-TCT ngày 07/10/2014 của Bộ Tài Chính – Tải công văn
2.7 Bên nhập khẩu (trừ trường hợp phía nước ngoài là cá nhân) thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam:
– Phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có).
– Có chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng.
– Trường hợp xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việc thanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng-nếu có) thì được xác định là thanh toán qua ngân hàng.
Cơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu thanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi người mua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Người nhập cảnh mang tiền qua biên giới phải kê khai rõ số tiền mang theo là tiền thanh toán cụ thể đối với từng hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai xuất khẩu hàng hóa; đồng thời xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai xuất khẩu để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp người nhập cảnh không phải là đại diện doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp Việt Nam thì phải có giấy ủy quyền (bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cùng với bản chính bằng tiếng của nước có đường biên giới cửa khẩu tiếp giáp) của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã ký hợp đồng mua bán nêu trên. Giấy ủy quyền này chỉ áp dụng cho một lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợp đồng mua bán cụ thể.
Công văn số: 14094/BTC-TCT ngày 07/10/2014 của Bộ Tài Chính – Tải công văn
2.8 Hồ sơ kèm theo nếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên nhập khẩu không đúng với số tiền phải thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng:
– Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá nhỏ hơn số tiền phải thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: phí chuyển tiền của ngân hàng, điều chỉnh giảm giá do hàng kém chất lượng hoặc thiếu hụt (đối với trường hợp này phải có văn bản thỏa thuận giảm giá giữa bên mua và bán)…;
– Nếu số tiền thanh toán trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng có trị giá lớn hơn số tiền phải thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thì cơ sở kinh doanh phải giải trình rõ lý do như: thanh toán một lần cho nhiều hợp đồng, ứng trước tiền hàng…
Cơ sở kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lý do giải trình với cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có).
2.9 Nếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên nhập khẩu không đúng tên ngân hàng phải thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng:
– Nếu nội dung chứng từ thể hiện rõ tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số hợp đồng xuất khẩu, giá trị thanh toán phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì được chấp nhận là chứng từ thanh toán hợp lệ.
2.10 Bù trừ công nợ với bên thứ 3: Trường hợp bên xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho bên nước ngoài (bên thứ hai), đồng thời nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ với bên nước ngoài khác hoặc mua hàng với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (bên thứ ba) có thỏa thuận với bên thứ hai và bên thứ ba về việc bên thứ hai thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho bên thứ ba số tiền mà cơ sở kinh doanh còn phải thanh toán cho bên thứ ba thì:
– Việc bù trừ thanh toán giữa các bên phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có)
– Bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên liên quan (giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ hai, giữa cơ sở kinh doanh với bên thứ ba).
2.11 Trường hợp chứng từ thanh toán không đúng với hồ sơ xuất khẩu do bên nhập khẩu từ chối không nhận hàng và bên xuất khẩu tìm được khách hàng mới cùng quốc gia với bên nhập khẩu đã ký kết hợp đồng mua bán ban đầu:
– Toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng ban đầu (hợp đồng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, hóa đơn),
– Công văn giải trình của cơ sở kinh doanh lý do có sự sai khác tên khách hàng mua (trong đó cơ sở kinh doanh cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đảm bảo không có gian lận),
– Toàn bộ hồ sơ xuất khẩu liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ký kết với khách hàng mới (hợp đồng, hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định và các chứng từ khác – nếu có).
3. Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của Chính phủ:
3.1 Nếu doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thu tiền trực tiếp của người lao động:
– Chứng từ thu tiền của người lao động
3.2 Nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
– Chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước
– Chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam
3.3 Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau:
– Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
– Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài.
– Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
– Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
– Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.
3.4 Trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang các nước có chung biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
4. Các trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được khấu trừ, hoàn thuế:
4.1 Đối với trường hợp bên nước ngoài mất khả năng thanh toán, bên xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
– Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hóa (01 bản sao); hoặc
– Đơn khởi kiện đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc
– Phán quyết thắng kiện của tòa án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
– Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
Công văn số: 4657/TCT-KK ngày 11/10/2017 của Tổng cục thuế – Tải công văn
4.2 Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy:
– Cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) hàng hóa ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu hủy (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hóa hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
– Trường hợp người nhập khẩu hàng hóa phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.
4.3 Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
– Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc
– Biên bản xác định tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao).
– Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hóa đã nhận được tiền bồi thường hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận được (01 bản sao).
Lưu ý:
– Bản sao các loại giấy tờ là bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy.
– Cơ sở xuất khẩu hàng hóa tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các trường hợp nêu trên.