Hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết khi làm Tờ khai QTT TNDN

►Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP:

“Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết

1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có các quyền theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.

2. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

3. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:

a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia:

a) Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.

b) Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú phải nộp cho Cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

– Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam nhưng không có Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền tại thời điểm đến hạn nộp Báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động hoặc không tự động cung cấp được cho Việt Nam Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn là đối tượng cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài đó.

– Trường hợp tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 01 người nộp thuế tại Việt Nam và Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có văn bản thông báo chỉ định một trong những người nộp thuế tại Việt Nam nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thì người nộp thuế được chỉ định có nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp văn bản thông báo chỉ định của Công ty mẹ tối cao cho Cơ quan thuế trước hoặc vào ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế.

c) Quy định tại điểm b khoản này không áp dụng trong trường hợp Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế tại Việt Nam chỉ định một tổ chức thay mặt nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế nước sở tại trước hoặc vào ngày quy định tại điểm a khoản này và đáp ứng các điều kiện sau:

– Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức thay mặt nộp báo cáo là đối tượng cư trú có quy định yêu cầu nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức thay mặt nộp báo cáo là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam là một bên ký kết tại thời điểm đến hạn nộp Báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.

– Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức thay mặt nộp báo cáo là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam, không đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động và cung cấp được cho Việt Nam Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn là đối tượng cư trú tại quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài đó.

– Tổ chức thay mặt nộp báo cáo có văn bản thông báo được chỉ định nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế nước cư trú vào trước hoặc vào ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao của tập đoàn.

– Văn bản thông báo chỉ định tổ chức thay mặt nộp báo cáo được người nộp thuế tại Việt Nam cung cấp cho Cơ quan thuế Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản này.

– Người nộp thuế tại Việt Nam có văn bản thông báo cho Cơ quan thuế Việt Nam về tên, mã số thuế và nước cư trú của Công ty mẹ tối cao hoặc tổ chức thay mặt nộp báo cáo trước hoặc vào ngày cuối cùng của năm tài chính của tập đoàn.

d) Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú, Cơ quan thuế thực hiện trao đổi thông tin tự động theo cam kết tại các Thỏa thuận quốc tế về thuế của Việt Nam.

đ) Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế.

6. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Luật Thanh tra kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.

7. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.

8. Công ty tư vấn, kiểm toán độc lập hoặc công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế là đại diện cho người nộp thuế lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật quản lý thuế đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định”.

 => Như vậy doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thì phải kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III và lưu trữ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết để giải trình với Cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Ví dụ: Công ty Kế toán Hưng Thịnh có số liệu phát sinh năm 2023 sau:

Thông tin bổ sung: 

– Vốn góp chủ sở hữu: 1.000.000.000 đ

–  Tại sổ chi tiết tài khoản 1388: Có phát sinh chi cho giám đốc mượn tiền 110.000.000 đ không lãi suất, đã thu lại trong năm.

–  Tại sổ chi tiết tài khoản 3388: Có phát sinh thu mượn tiền của giám đốc 100.000.000 đ không lãi suất, chưa chi trả trong năm

–  Tại hợp đồng tín dụng số 0896.HĐTD-VIB0110.23 ngày 10/01/2023: Công ty có vay của ngân hàng VIB bank số tiền 500.000.000 đ thời hạn 84 tháng.

– Các khoản nợ dài hạn và trung hạn của công ty cuối năm 2023: 434.528.000đ

– Các năm trước Công ty Kế toán Hưng Thịnh không phát sinh chi phí lãy vay không được trừ được chuyển của các giao dịch liên kết.

 Chi phí khấu hao phát sinh trong năm: Lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 214 hoặc sổ TSCĐ: = 123.424.248đ

Yêu cầu: Hoàn thành phụ lục giao dịch liên kết theo Tờ khai QTT TNDN năm 2023

 Bước 1. Xác định giao dịch liên kết và hình thức liên kết trong năm

 Khoản chi cho giám đốc mượn tiền 110.000.000 đ không lãi suất, chiếm 11%/Vốn chủ sở hữu: => Đây là giao dịch liên kết theo thức liên kết tại điểm L: “Nếu doanh nghiệp cho cá nhân điều hành cty vay từ 10%/Vốn chủ sở hữu trở lên“.

– Khoản thu mượn tiền của giám đốc 100.000.000 đ không lãi suất, chiếm 10%/Vốn chủ sở hữu: => Đây là giao dịch liên kết theo hình thức liên kết tại điểm L“Nếu doanh nghiệp vay tiền của cá nhân điều hành cty vay từ 10%/Vốn chủ sở hữu trở lên”

– Khoản vay của ngân hàng VIB bank số tiền 500.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 115%/Nợ trung hạn và dài hạn và chiếm 50%/Vốn góp chủ sở hữu: => Đây là giao dịch liên kết theo hình thức liên kết tại điểm D: “Doanh nghiệp có khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay”.

Như vậy: Sau khi xác định thì công ty có 3 khỏan giao dịch liên kết theo hình thức tại điểm L và D => Doanh nghiệp phải kê khai vào phụ lục giao dịch liên kết khi làm QTT TNDN

 Bước 2. Xác định chi phí lãy vay được trừ trong năm

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết = ( Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + (Tổng chi phí lãi vay –  Lãi tiền gửi – Lãi cho vay phát sinh trong kỳ) + Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ ) x 30%

– Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ: Lấy tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mã số 30 tại cột “Năm nay”: = -41.874.583

– Tổng chi phí lãi vay: Lấy tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mã số 23 tại cột “Năm nay”: = 51.071.680

– Lãi tiền gửi, lãi cho vay: Lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 515  “Doanh thu hoạt động tài chính”, phần chi tiết doanh thu lãi tiền gửi trong kỳ tính thuế: = 54.566

=> Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: = (-41.874.583 + (51.071.680 -54.566) + 123.424.248) x 30% = 39.770.034.

=> Tổng chi phí lãi vay không được trừ trong kỳ: = 11.247.080 (= 51.071.680 – 39.770.034 -54.566) => Đưa vào CT [B7] trên tờ khai QTT TNDN năm 2023

(Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo (vào CT [B11] trên tờ khai QTT TNDN các năm sau) khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ nếu tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo < (EBITDA) x30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ).

Bước 3: Thực hiện phụ lục giao dịch liên kết trên phần mềm HTKK

Vào phần mềm HTKK

1 – Chọn “Tờ khai Quyết toán TNDN (03/TNDN)(TT80/2021)”

2 – Chọn kỳ tính thuế: Năm 2023

3 – Chọn phụ lục kê khai:

+ 03-1A/TNDN: Kết quả hoạt động sản kinh doanh.

+ 03-2A/TNDN: Chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.  (Chọn nếu có số lỗ của các năm trước chưa được chuyển)

+ GDLK-NĐ132_01: Phụ lục “Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết trong năm”

+ GDLK-NĐ132_02: Phụ lục “Hồ sơ quốc gia” là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế trong năm.

+ GDLK-NĐ132_03: Phụ lục “Hồ sơ toàn cầu” là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn trong năm.

+ GDLK-NĐ132_04: Phụ lục “Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia” của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP trong năm.

 => Trường hợp DN được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định thì không phải chọn phụ lục GDLK-NĐ132_02, GDLK-NĐ132_03, GDLK-NĐ132_04

  => Năm 2023 Công ty kế toán Hưng Thịnh có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng => thuộc trường hợp được miễn nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết nhưng phải kê khai giao dịch liên kết nên chọn Phụ lục GDLK-NĐ132_01 để kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết trong năm.

4 – Ấn “Đồng ý”

5 –MỤC I. THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN KẾT: Nhập thông tin về các bên liên kết trong năm

– Nhập tên các bên liên kết Cột 2

– Nhập tên quốc gia của bên liên kết

– Nhập mã số thuế của bên liên kết

– Chọn hình thức liên kết phát sinh trong năm: (Tham khảo 11 hình thức liên kết tại khoản 2, điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP)

=> Chọn hình thức D và L

6 –  MỤC II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN NGHĨA VỤ KÊ KHAI, MIỄN TRỪ VIỆC NỘP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT: Chọn trường hợp được miễn nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (nếu có)

=> Tích chọn trường hợp 2a: “Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng”

7- MỤC III. THÔNG TIN XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT:  Nhập thông tin xác định giá giao dịch liên kết

– Nhập giá trị các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tại Cột (3), (7) để làm căn cứ xác định giá trị giao dịch liên kết.

+ Tại dòng I: Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh

++ Cột (3): Ghi tổng giá trị doanh thu bán ra cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (không bao gồm các khoản thu hộ).

=> Căn cứ vào BCKQHĐKD => Cột (3): 2.471.150.697

++ Cột (7): Ghi tổng giá trị chi phí phải trả cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Chi phí hàng hóa và dịch vụ mua vào, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác (không bao gồm các khoản chi hộ).

=> Căn cứ vào BCKQHĐKD => Cột (7): 2.416.950.789

+ Tại dòng 2.4.2: Chi phí lãy vay: => Cột (7)  51.071.680

=> Các chỉ tiêu còn lại không kê khai

8 – MỤC IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT: Nhập số liệu kết quả kinh doanh

– Căn cứ vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ doanh nghiệp đưa số liệu vào cột (6)

+ Nhập số liệu các dòng từ số 1 đến 14

+ Nhập số liệu Chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang (nếu có) từ dòng số 15 đến dòng số 16.

Dòng số 17 => Bỏ trống

Bước 4: Nhập số chi phí lãy vay không được trừ và chi phí lãy vay được chuyển trong năm

=> Chọn sang tab “Tờ khai”

9 – Chỉ tiêu [B7]: Nhập tổng chi phí lãi vay không được trừ trong năm: = 11.247.080 đ: Là phần chi phí lãi vay trong kỳ không được trừ chuyển sang kỳ sau theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP

10 – Chỉ tiêu [B11]: Chi phí lãi vay không được trừ của các kỳ trước chuyển sang kỳ này: = 0


  • Các văn bản hướng dẫn khác có liên quan:

Công văn 21930/CTHN-TTHT ngày 18/06/2021 của Cục thuế Hà Nội –