1. Thành phần hồ sơ:
Stt |
Loại hình |
Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi thành lập |
Thành phần hồ sơ |
1 |
Chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty cổ phần |
– CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (Bản sao y chứng thực xã, phường hoặc công chứng) – Tên chi nhánh/VPĐĐ (bao gồm tên Tiếng Anh và tên viết tắt (nếu có nhu cầu) – Địa chỉ trụ sở chi nhánh/VPĐĐ – Danh sách ngành nghề cần đăng ký (tại Chi nhánh) |
1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Phụ lục II-7) 2. Bản sao Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; 3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.4. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp + Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp). |
2 |
Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
– CCCD/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật (Bản sao y chứng thực xã, phường hoặc công chứng) – Tên chi nhánh/VPĐĐ (bao gồm tên Tiếng Anh và tên viết tắt (nếu có nhu cầu) – Địa chỉ trụ sở chi nhánh/VPĐĐ – Danh sách ngành nghề cần đăng ký (tại Chi nhánh) |
1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Phụ lục II-7) 2. Bản sao Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; 3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.4. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp + Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp). |
3 |
Chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
– CCCD/Hộ chiếu/GPKD của chủ sở hữu và người đại diện pháp luật (nếu có) (Bản sao y chứng thực xã, phường hoặc công chứng) – Tên chi nhánh/VPĐĐ (bao gồm tên Tiếng Anh và tên viết tắt (nếu có nhu cầu) – Địa chỉ trụ sở chi nhánh/VPĐĐ – Danh sách ngành nghề cần đăng ký (tại Chi nhánh) |
1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Phụ lục II-7) 2. Bản sao Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; 3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.4. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp + Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp). |
4 |
Địa điểm kinh doanh |
– CCCD/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên (đối với thành viên là tổ chức là GPKD) (Bản sao y chứng thực xã, phường hoặc công chứng) – Tên ĐĐKD (bao gồm tên Tiếng Anh và tên viết tắt (nếu có nhu cầu) – Địa chỉ địa điểm kinh doanh – Danh sách ngành nghề cần đăng ký |
1. Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh (Phụ lục II-7)3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh. 3. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp + Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp). |
2. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Soạn hồ sơ
– Đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt không được trùng, tương tự gây nhầm lẫn với tên công ty khác.
– Địa chỉ: Địa chỉ phải hợp pháp, không sử dụng địa chỉ ở chung cư dùng để ở không có chức năng và thiết kế là chung cư thương mại.
– Vốn điều lệ: Đối với ngành nghề quy định phải có vốn pháp định thì không được thấp hơn vốn quy định của Nhà Nước.
– Ngành nghề: Được đăng ký kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có giấy phép hoặc chứng chỉ đủ điều kiện trước khi kinh doanh ngành nghề đó.
Bước 2: Trình ký hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ cho Sở kế hoạch đầu tư
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3. Thời hạn giải quyết:
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (Trừ ngày nghĩ, Lễ Tết theo quy định)
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: sẽ thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
4. Các công việc cần làm ngay sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh:
– Làm biển hiệu chi nhánh (gồm có tên, địa chỉ, MST và số điện thoại liên hệ)
– Làm thủ tục khắc dấu pháp nhân (Nếu sử dụng con dấu riêng)
– Làm thủ tục mua chữ ký số (Nếu chi nhánh khác tỉnh)
– Đăng ký khai thuế điện tử (Nếu chi nhánh khác tỉnh)
– Nộp lệ phí môn bài
– Đăng ký mở tài khoản ngân hàng (Nếu muốn sử dụng tài khoản riêng)
– Đăng ký nộp thuế điện tử (Nếu muốn sử dụng tài khoản riêng)
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (Nếu sử dụng hóa đơn điện tử riêng với trụ sở chính)